Mang thai & Chăm sóc bé
  • Mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Contact

Phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ

12/14/2014

0 Comments

 
Suy dinh dưỡng ở trẻ không còn là vấn đề nan giải khi đời sống vật chất và tinh thần của xã hội ngày một dồi dào hơn. Tuy nhiên suy dinh dưỡng không chỉ còn là sự thiếu cân trầm trọng mà còn được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố hơn thế. Cùng tham khảo triệu chứng và cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ để có biện pháp chăm sóc em bé tốt nhất.

Triệu chứng suy dinh dưỡng

Bé chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân. Bên cạnh đó trẻ suy dinh dưỡng thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt.

Trẻ hay buồn bực, quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. Các bắp thịt mềm nhão, bụng to dần. Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi, đứng.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng

Do nuôi dưỡng kém, như mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa, phải nuôi sữa ngoài..

Cho trẻ ăn dặm quá sớm (dưới 4 tháng) và cho ăn không đủ chất dinh dưỡng, cai sữa cho trẻ quá sớm (dưới 1 năm)

Tình trạng kiêm khem, bắt trẻ ăn cháo muối, hoặc ăn bột, ăn cháo với nước mắm, mì chính kéo dài trong và sau các đợt bị tiêu chảy của nhiều bà mẹ cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra phải kể đến những bệnh nhiễm khuẩn như sởi, ho gà, viêm phổi, lao, hội chứng lỵ làm cơ thể trẻ suy yếu, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng làm trẻ bị suy dinh dưỡng.

Cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ

Trong thời gian mang thai, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để cuối thai kỳ phải tăng ít nhất 8 – 10kg; tránh bị lây nhiễm các bệnh cấp tính nhất là các bệnh do virus gây ra.

Những trẻ dễ bị suy dinh dưỡng là những trẻ sinh non, sinh nhẹ cân (<2500g) hoặc trẻ không được bú sữa mẹ hoặc không bú đủ sữa. Vì thế, trong 6 tháng đầu thì sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất nhưng nếu thiếu sữa hay mất sữa thì cần dùng các sản phẩm sữa thay thế phù hợp với lứa tuổi.

Trẻ nằm trong độ tuổi từ 6 – 12 tháng cũng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, do đây là thời kỳ trẻ ăn dặm, có nhu cầu dinh dưỡng cao, rất cần cho sự thích ứng với môi trường. Trong thời kỳ này, ngoài bú mẹ, trẻ cần được bổ sung bên bột. Chế độ dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm của trẻ phải đầy đủ các thành phần tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ để phát hiện sớm trẻ suy dinh dưỡng và kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé

Những trẻ hiện đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: bệnh sởi, tiêu chảy hay viêm đuờng hô hấp cũng nằm trong nhóm mắc bệnh suy dinh dưỡng cao, cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ.

Khi trẻ bị tiêu chảy, nhất thiết không bắt trẻ kiêng ăn, khi trẻ sốt cao nên cho uống nhiều nước và cho ăn thức ăn lỏng.
0 Comments

Những sai lầm khi cho bé ăn sữa chua

12/14/2014

0 Comments

 
Nhiều bà mẹ lầm tưởng sữa chua là thực phẩm tốt có thể cho bé ăn bao nhiêu cũng được, giúp bé tăng cường tiêu hóa, đề kháng. Nhưng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.  Cùng đọc những chia sẻ dưới đây để cho bé ăn hợp lý và khoa học.

Bữa tối ăn sữa chua là nguy hiểm

Đây là sai lầm thường gặp nhất của các bà mẹ bắt đầu tập cho con ăn sữa chua vì nghĩ rằng tối rồi ăn sữa chua sẽ không có tác dụng gì, lại phí tiền.

Sự thật: Không cho trẻ ăn sữa chua buổi tối là mẹ đã bỏ qua “thời điểm vàng” giúp con tận dụng tối đa lượng canxi có trong sữa chua. Vì vậy, tốt nhất sau khi ăn tối khoảng 30 phút - 2 tiếng nên cho trẻ ăn thêm sữa chua.

Ăn càng nhiều càng tốt

Cho rằng sữa chua dễ tiêu, giàu dinh dưỡng lại giúp tăng cường tiêu hóa nên có quan niệm cho rằng trẻ ăn càng nhiều sữa chua càng tốt.

Sự thật: Nếu ăn quá nhiều sữa chua sẽ làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và khả năng bài tiết chất xúc tác tiêu hóa. Hậu quả là làm mất cảm giác thèm ăn thay vì thèm ăn. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn từ 60g đến tối đa 300g/ ngày. Cụ thể, với trẻ mới tập ăn, chỉ cho trẻ ăn khoảng 2-3 thìa/lần và tăng dần lên, tối đa là 50g/ngày. Nếu trẻ muốn ăn hơn thì cần theo dõi hệ tiêu hóa của trẻ để cân đối nhưng không quá 300g/ngày.

Ăn sữa chua lúc đói tốt

Khi trẻ kêu đói, thói quen của nhiều mẹ là lấy một hộp sữa tươi hoặc sữa chua ra cho bé 'lót dạ'. Lỗi thiếu hiểu biết này của mẹ ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày của bé.

Sự thật: Nếu uống sữa hoặc ăn sữa chua khi đói nó rất dễ rất dễ dàng kích thích đường tiêu hóa, khiến dinh dưỡng trong sữa chua chưa kịp hấp thụ hết đã bị bài tiết ra ngoài.

Sữa chua nào cũng như nhau

Sở dĩ mẹ mắc lỗi này vì cho rằng thành phần của mọi loại sữa chua đều là từ sữa và lợi khuẩn, chất đường lactose trong sữa chuyển thành acid lactic nên chất đạm trong sữa dễ tiêu hoá hơn.

Sự thật: Đúng là sữa chua được làm từ sữa và lợi khuẩn; chất đạm trong sữa chua dễ tiêu hóa hơn; đường lactose được chuyển hóa giúp cơ thể dễ hấp thu hơn nhưng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhu cầu đạm rất thấp nên sữa chua cần được làm từ sữa công thức phù hợp với tháng tuổi của trẻ. Còn với trẻ trên 6 tháng tuổi thì nên sử dụng sữa chua có thành phần chủ yếu là sữa tươi nguyên kem (chất béo trong sữa rất cần cho sự phát triển của trẻ nhỏ) và bổ sung các vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa.

Cho ăn trước bữa ăn: Lợi trăm đường

Một số bà mẹ quan niệm rằng cho ăn sữa chua trước bữa ăn sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn.

Sự thật: Trên thực tế, điều này sẽ làm sữa chua bị mất tác dụng vì khuẩn lactic trong sữa bị dịch vị tiêu diệt. Do đó, thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là sau bữa chính, sau khi uống thuốc… khoảng 2 tiếng. Lúc này khuẩn trong sữa chua sẽ có môi trường phù hợp nhất, góp phần tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng cho bé hiệu quả.
0 Comments

Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật

12/6/2014

0 Comments

 
Ở Nhật, nhiều người mãi tới 7 hoặc 8 tháng mới cho con ăn dặm, vì sữa họ tốt và con tăng cân đều, nên họ không cần vội. Người Nhật quan niệm ăn dặm là dạy cho bé tập ăn, dạy cho bé thói quen ăn uống, chứ không phải ăn dặm để vỗ béo.


Nếu giai đoạn đầu của quá trình ăn uống này, cha mẹ thận trọng và giáo dục tốt, sau này bé ăn uống tốt, có khi còn hãm phanh không kịp… , lúc đó có khi lại lo bé béo phì. Vậy nên các mẹ cũng nên chuẩn bị để lựa chọn “trước” hay “sau”. Con béo trước, nhưng sau này ăn uống kém, phải ép ăn. Hay là con cứ tăng cân chậm trước, sau nó thích ăn, mẹ chăm sóc em bé lại nhàn.


Khi bé ăn dặm, đừng hi vọng bé tăng 1kg/tháng như thời kỳ ti mẹ. Bé chỉ tăng cân nhiều nhất khoảng 1-3 tháng đầu, rồi mức tăng sẽ chậm lại. Vì thế, khi bắt đầu ăn dặm thì ngoài bữa dặm, vẫn cần bổ sung sữa cho bé cho đến 1 tuổi, vì ngoài 1 tuổi bé có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm, nên sẽ bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể hơn.


Sau đây là một số món trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật mẹ có thể áp dụng cho bé nha.


1. Cà rốt nghiền


Khi mới tập ăn dặm, hầu hết các bé đều thích ăn cà rốt. Bởi vậy bạn có thể làm sẵn rồi cất trong ngăn đá để dành dùng dần nhé!


Nguyên liệu: 450g cà rốt (khoảng 6 củ vừa), bào vỏ và cắt khoanh cỡ 1cm.


Cách làm:


- Cà rốt cho vào nồi hấp, hấp trong khoảng 20 phút hoặc đến khi cà rốt rất mềm thì lấy ra, giữ lại nước cà rốt tiết ra khi hấp.

- Cho cà rốt vào máy xay, xay nhuyễn, thêm phần nước hấp cà rốt vào từ từ đến khi đạt độ loãng/ đặc bạn mong muốn.


Sau khi làm xong, bạn có thể cho cà rốt nghiền vào khay đá, trung bình 1 ô đá sẽ để được 2 muỗng canh, tương đương khoảng 30g cà rốt nghiền. Nếu bé mới tập ăn dặm, bạn chỉ nên cho bé ăn mỗi lần 1 ô là đủ. Khi bé đã ăn quen rồi bạn mới tăng lên 2-4 ô một lần.


2. Chuối nghiền


Chuối rất khó giữ trong tủ lạnh và dễ bị đen, hỏng, bởi vậy bạn chỉ nên làm vừa đủ lượng ăn của bé ngay trước khi bé ăn mà thôi.


Nguyên liệu: ½ quả chuối tiêu chín và 1 muỗng canh nước lọc hoặc sữa mẹ hoặc sữa công thức.


Cách làm: Dằm nát chuối bằng một chiếc muỗng, thêm nước hoặc sữa vào từ từ đến khi đạt độ loãng / đặc như ý.


Với món chuối nghiền bạn cần cho bé dùng ngay khi vừa làm xong nhé!


3. Đậu Hà Lan nghiền


Đậu Hà Lan nghiền có thể đặc hơn và dính cục sau khi bạn cấp đông. Để đậu loãng hơn và rời ra, bạn nên thêm chút nước hoặc sữa khi làm nóng lại trước lúc cho bé ăn.


Nguyên liệu: 480g đậu Hà Lan dạng hạt. Nếu bạn mua loại đã được cấp đông thì cần rã đông trước khi chế biến.


Cách làm:

- Cho đậu vào nồi hấp, hấp khoảng 6 phút hoặc đến khi đậu chín rất mềm. Đậu chín bạn lấy ra khỏi nồi, giữ lại phần nước đậu tiết ra khi hấp.

- Cho đậu vào máy xay, xay nhuyễn, từ từ thêm nước hấp đậu vào đến khi đạt độ loãng/ đặc như ý.

Lưu ý: bạn cũng có thể áp dụng cách làm này đối với bông cải xanh, mận, lê và táo nữa nhé! Đối với táo, bạn nên chọn loại táo ngọt. Còn đối với lê, bạn cần gọt và cắt lê ngay trước khi chế biến để tránh lê bị chuyển màu nâu.
0 Comments

Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật

12/6/2014

0 Comments

 
Ở Nhật, nhiều người mãi tới 7 hoặc 8 tháng mới cho con ăn dặm, vì sữa họ tốt và con tăng cân đều, nên họ không cần vội. Người Nhật quan niệm ăn dặm là dạy cho bé tập ăn, dạy cho bé thói quen ăn uống, chứ không phải ăn dặm để vỗ béo.




Nếu giai đoạn đầu của quá trình ăn uống này, cha mẹ thận trọng và giáo dục tốt, sau này bé ăn uống tốt, có khi còn hãm phanh không kịp… , lúc đó có khi lại lo bé béo phì. Vậy nên các mẹ cũng nên chuẩn bị để lựa chọn “trước” hay “sau”. Con béo trước, nhưng sau này ăn uống kém, phải ép ăn. Hay là con cứ tăng cân chậm trước, sau nó thích ăn, mẹ chăm sóc em bé lại nhàn.




Khi bé ăn dặm, đừng hi vọng bé tăng 1kg/tháng như thời kỳ ti mẹ. Bé chỉ tăng cân nhiều nhất khoảng 1-3 tháng đầu, rồi mức tăng sẽ chậm lại. Vì thế, khi bắt đầu ăn dặm thì ngoài bữa dặm, vẫn cần bổ sung sữa cho bé cho đến 1 tuổi, vì ngoài 1 tuổi bé có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm, nên sẽ bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể hơn.




Sau đây là một số món trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật mẹ có thể áp dụng cho bé nha.




1. Cà rốt nghiền




Khi mới tập ăn dặm, hầu hết các bé đều thích ăn cà rốt. Bởi vậy bạn có thể làm sẵn rồi cất trong ngăn đá để dành dùng dần nhé!




Nguyên liệu: 450g cà rốt (khoảng 6 củ vừa), bào vỏ và cắt khoanh cỡ 1cm.




Cách làm:




- Cà rốt cho vào nồi hấp, hấp trong khoảng 20 phút hoặc đến khi cà rốt rất mềm thì lấy ra, giữ lại nước cà rốt tiết ra khi hấp.

- Cho cà rốt vào máy xay, xay nhuyễn, thêm phần nước hấp cà rốt vào từ từ đến khi đạt độ loãng/ đặc bạn mong muốn.




Sau khi làm xong, bạn có thể cho cà rốt nghiền vào khay đá, trung bình 1 ô đá sẽ để được 2 muỗng canh, tương đương khoảng 30g cà rốt nghiền. Nếu bé mới tập ăn dặm, bạn chỉ nên cho bé ăn mỗi lần 1 ô là đủ. Khi bé đã ăn quen rồi bạn mới tăng lên 2-4 ô một lần.




2. Chuối nghiền




Chuối rất khó giữ trong tủ lạnh và dễ bị đen, hỏng, bởi vậy bạn chỉ nên làm vừa đủ lượng ăn của bé ngay trước khi bé ăn mà thôi.




Nguyên liệu: ½ quả chuối tiêu chín và 1 muỗng canh nước lọc hoặc sữa mẹ hoặc sữa công thức.




Cách làm: Dằm nát chuối bằng một chiếc muỗng, thêm nước hoặc sữa vào từ từ đến khi đạt độ loãng / đặc như ý.




Với món chuối nghiền bạn cần cho bé dùng ngay khi vừa làm xong nhé!




3. Đậu Hà Lan nghiền




Đậu Hà Lan nghiền có thể đặc hơn và dính cục sau khi bạn cấp đông. Để đậu loãng hơn và rời ra, bạn nên thêm chút nước hoặc sữa khi làm nóng lại trước lúc cho bé ăn.




Nguyên liệu: 480g đậu Hà Lan dạng hạt. Nếu bạn mua loại đã được cấp đông thì cần rã đông trước khi chế biến.




Cách làm:

- Cho đậu vào nồi hấp, hấp khoảng 6 phút hoặc đến khi đậu chín rất mềm. Đậu chín bạn lấy ra khỏi nồi, giữ lại phần nước đậu tiết ra khi hấp.

- Cho đậu vào máy xay, xay nhuyễn, từ từ thêm nước hấp đậu vào đến khi đạt độ loãng/ đặc như ý.

Lưu ý: bạn cũng có thể áp dụng cách làm này đối với bông cải xanh, mận, lê và táo nữa nhé! Đối với táo, bạn nên chọn loại táo ngọt. Còn đối với lê, bạn cần gọt và cắt lê ngay trước khi chế biến để tránh lê bị chuyển màu nâu.

0 Comments

Cháo cá thu giúp bé thông minh

11/30/2014

0 Comments

 
Làm cha mẹ ai cũng muốn con cái mình được thông minh, nhanh nhẹn. Ngoài việc chăm sóc bé chu đáo thì dinh dưỡng cho bé hàng ngày cũng rất quan trọng, đặc biệt là từ giai đoạn cho bé ăn dặm. Cá thu có chứa loại dầu mang tên omega-3 giúp hoạt đọng của mạch máu tốt hơn, giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn, thông minh hơn sau này. Ngoài ra cá thu còn đặc biệt tốt cho tim mạch. Nhiều nghiên cứu khoa học khác cũng cho thấy cá thu còn cung cấp một số chất khoáng rất quan trọng như chất sắt, phốt pho, canxi, kẽm… các chất này rất quan trọng đối với sự sống con người.Vitamin trong cá thu (các cá khác nói chung cũng vậy ) cũng rất dồi dào, nhất là vitamin nhóm B như vitamin B12, B2 và vitamin PP. Bổ sung món ăn này vào thực đơn cho bé mỗi ngày giúp bé thông minh hơn mẹ nhé!

Nguyên liệu cần để nấu cháo cá thu với rau xanh làm thực đơn ăn dặm cho bé:

- Gạo : cả gạo tẻ và gạo nếp

- Cá thu

- Rau mùi.

- Một chút nước mắm.

- Một chút dầu ăn.

- Một ít đầu hành lá.

- Một ít cà rốt




Cách nấu cháo cá thu:

- Bạn làm sạch cá thu sau đó cắt miếng mỏng, ướp với nước mắm và đầu hành.

- Cho cá vào xào cho thơm trong chảo với dầu ăn, trong quá trình đó bạn đánh cá cho thật vụn.

- Ninh nhừ gạo tẻ và gạo nếp thành cháo, cho luôn cả cà rốt vào ninh nhừ

- Cho cá đã xào vào nồi cháo sau khi cháo chín, đun 1 lúc cho chín cá, ngoáy đều, gần xong thì cho rau mùi (đã băm nhỏ) vào (nếu là người lớn ăn thì rau mùi cho lúc ra bát cũng được, tuy nhiên do là trẻ con nên bạn làm chín cho lành)




Như vậy thật đơn giản để có được món cháo cá thu cho bé yêu của bạn. Qua đây bạn cũng biết được nên nấu cháo cá thu với rau gì thì ngon? Nếu bạn muốn kết hợp với các loại rau xanh khác khi nấu cháo cho bé cũng đều được, ví dụ cháo cá thu nấu với rau muống, cháo cá thu với khoai tây,… các loại rau củ quả khi nấu cháo cho bé bạn nên ninh nhừ , rau thì có thể xay nhuyễn. Một số loại rau khác có thể kết hợp nấu cháo cá thu như: rau mùi, rau thì là, củ cà rốt, đậu đỗ xanh cũng được….

0 Comments

Nói không với một số thực phẩm khi cho bé ăn dặm

11/28/2014

0 Comments

 
Bé nhà bạn được 6- 8 tháng tuổi đây là thời điểm thích hợp mà mẹ có thể chuẩn bị bột ăn dặm cho bé . Thời kì ặn dặm là thời kì vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kỹ năng nhai nuốt , ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy làm thế nào để lựa chọn thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ chóng lớn , khỏe mạnh .

Thực phẩm nên dùng

Một số loại rau củ như carrot, khoai lang, bí ngô và một số loại rau rất “lành” cho bé tập ăn dặm. Những loại củ như carrot, khoai lang thì khiến bé dễ chấp nhận hơn vì nó có vị ngọt dịu, sánh mịn khi xay nhuyễn.

-Thực đơn ăn dặm cho bé

1 .Rau củ hấp trứng :

Nguyên liệu: vài lát bì ngòi, 1 của khoai tây nhỏ, 1 quả trứng gà

Cách làm: Bí ngòi cắt lát mỏng, 1 củ khoai tây nhỏ. Cho tất cả vào luộc chín. Xay mịn với 1/2 lòng đỏ trứng gà sau đó đổ ra bát rồi cho vào nồi hấp chín (khoảng 10 phút).

Mẹ lưu ý: Khi hấp các mẹ nhớ lót một lớp khăn bên dưới để khi nước sôi thì bát thức ăn không bị đổ, lật hay kêu. Có thể thay bí ngòi bằng cà rốt hoặc các loại rau khác cũng rất thơm ngon.

2 .Khoai lang hấp :

Khoai lang là loại thực phẩm thích hợp cho trẻ ăn dặm bởi vị dịu ngọt, dễ ăn lại giàu dinh dưỡng. Khoai lang chứa beta – carotein cũng như nhiều vi khoáng chất khác giúp trẻ tiêu hóa tốt, phòng chống tình trạng táo bón ở trẻ. Mẹ có thể hấp hoặc nướng khoai lang, nghiền nhỏ hoặc cắt thành từng miếng nhỏ để trẻ bốc ăn cũng rất thích hợp.

Các loại rau là rất tốt cho bé mới ăn dặm cần được nấu chín, đủ để bé tiêu hóa tốt. Có thể pha loãng với sữa mẹ, sữa bột hay nước sôi để nguội, nước từ nồi hấp rau củ để chế biến món ăn cho bé.

-Thực đơn ăn dặm cho bé

Nguyên liệu: bột gạo, tôm lột vỏ, lá cải ngọt, dầu ăn, nước, nước mắm.

Cách làm:

Cải ngọt chỉ chọn phần lá xanh, tươi nguyên, băm nhuyễn. Tôm rửa sạch, băm nhuyễn, đánh tan với một ít nước ấm. Bột gạo hòa tan với một ít nước.

Cho tôm vào phần nước còn lại, nấu chín. Cho cải ngọt vào, cho bột gạo vào, khuấy đều, bột chín, nêm nước mắm. Cho ra chén, nêm dầu ăn.

Thực phẩm nên tránh trong thời kỳ ăn dặm của trẻ




Một số loại cá

Ăn cá giúp bé thông minh nhưng không nên dùng cá quá nhiều, những loại cá thịt trắng thì hoàn toàn tốt nhưng không nên ăn nhiều cá kiếm vì hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Đậu phộng

Đậu phộng có thể khiến bé bị dị ứng khiến bé có nguy cơ ngẹt thở. Do đó bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn những món ăn còn nguyên hạt như đậu phộng. Riêng bơ đậu phộng thì có thể dùng lúc bé được 10 tháng tuổi. Nếu ai đó trong gia đình bạn có tiền sử về các bệnh liên quan tới dị ứng với các loại hạt thì nên cho em bé đi xét nghiệm dị ứng trước khi dùng.

Sữa bò

Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu.

Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu trong gia đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường.

Động vật có vỏ

Việc này phải cẩn thận như là khi bạn tránh sử dụng những thực phẩm này ở thời kỳ đầu mang thai vậy. Sau giai đoạn 1 tuổi, bạn có thể cho con ăn từng loại khác nhau để xem con thích loại nào cũng như kiểm tra khả năng bị dị ứng của con với những loại thực phẩm đó.

0 Comments

5 Sai lầm khi cho con ăn dặm

11/23/2014

0 Comments

 
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ tuổi ăn dặm:

1. Thực đơn cho bé ăn dặm quá nhiều chất dinh dưỡng

Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, khi cho trẻ ăn quá nhiều chất dinh dưỡng dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, kéo theo suy dinh dưỡng và còi xương. Có nhiều bà mẹ cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm, khiến hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn, gây phân sống, tiêu chảy, càng nuôi càng chậm lớn.


2. Cho con ăn dặm sớm sẽ giúp trẻ ngủ trọn đêm

Trẻ con thức giấc trong đêm không chỉ vì đói, mà đơn giản là vì chúng chưa sẵn sàng để ngủ dài hơn. Ở 4 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ từ 5 - 6 giờ hoặc hơn, phụ thuộc một phần vào đặc điểm sinh trưởng của hệ thần kinh trung ương. Cân nặng và chiều cao của trẻ cũng có thể là một yếu tố, thông thường những bé lớn hơn thì ngủ cũng lâu hơn.


Vì vậy, đừng vội cho trẻ ăn dặm, các chuyên gia khuyên bạn nên đợi đến khi trẻ được ít nhất là 4 tháng, và tốt nhất là đến 6 tháng.


3. Không cho trẻ ăn dầu mỡ vì hệ tiêu hóa chưa hấp thụ được

Nhiều mẹ chăm sóc trẻ lại sợ con bị rối loạn tiêu hóa nên không dám cho con ăn dặm với thịt mỡ, dầu ăn. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu trẻ cần từ 30% lượng calo từ chất béo hàng ngày để đáp ứng bộ não và cơ thể đang phát triển nhanh chóng. Các mẹ nên cho trẻ ăn chất béo từ dầu thực vật, giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu các căn bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn.



4. Khi đã bắt đầu ăn dặm, trẻ không cần thêm nhiều sữa mẹ.

Bộ Y tế khuyến cáo nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trên một năm tuổi, khi trẻ mới bắt đầu làm quen với ăn thức ăn, chúng thường không nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cho bé để thay thế hoàn toàn cho sữa (dù là sữa mẹ hay sữa công thức).

Ngay cả khi đã ăn nhiều thức ăn rắn hơn, bé vẫn cần bổ sung ít nhất 500ml sữa mỗi ngày cho đến khi được 1 tuổi. Nếu con uống không đủ lượng sữa, bạn hãy cho bé bú trước vào giờ ăn, khi bé đói nhất.


5. Lạm dụng thuốc chống biếng ăn

Có nhiều bà mẹ thấy trẻ biếng ăn thường sợ con bị sinh dinh dưỡng nên mua  các loại thuốc chống chán ăn, men tiêu hóa... Nếu dùng lâu ngày, trẻ sẽ lệ thuộc vào những chế phẩm này và càng biếng ăn hơn. Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên dùng các loại thuốc này. Nếu trong trường hợp trẻ quá biếng ăn, các mẹ chỉ nên cho trẻ ăn trong 2 tuần.
0 Comments

Dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi

11/18/2014

0 Comments

 
Trẻ nhà bạn được 9 tháng tuổi đã dần thích nghi với chế độ ăn dặm, thời điểm này là lúc cần cho trẻ tập ăn thức ăn thô dần để trẻ phát triển kỹ năng nhai, nuốt. Bên cạnh đó vẫn đủ dưỡng cho trẻ phát triển khỏe mạnh. Vậy thực đơn ăn dặm của trẻ 9 tháng tuổi nên có những gì ?


Chế độ ăn cho trẻ 9 tháng tuổi

- Bữa chính bao gồm : Cháo, bột hoặc cơm nhão (60-90g gạo tẻ trắng) kết hợp với thịt ( tôm , cá ..) và rau củ quả và 15g dầu (mỡ) .


- Bữa phụ: Trái cây, chế phẩm từ sữa như yaourt, phomai, bánh quy…


- Sữa mẹ hoặc sữa công thức: Khoảng 500 – 600 ml/ngày


Thức ăn hàng ngày cho bé cần đảm bảo đầy đủ vitamin, chất đạm, chất béo và chất xơ. Ngoài ra mẹ nên thay đổi cách chế biến và thực đơn, cách làm bánh flan cho bé để kích thích sự ngon miệng. Quy định giữu ăn cho trẻ để trẻ dễ tiêu hóa và tập chung ăn hơn .


Cách thức nấu bột ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi


1. Cháo sườn - Hột gà


Nguyên liệu:

Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)

Sườn non heo: 3 – 4 miếng

Hột gà: 1 lòng đỏ

Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

Nước: 250ml (1 chén đầy)

Nước mắm: Một ít


Cách làm:

Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút. Cho gạo tẻ và sườn heo vào nước nấu sôi thành cháo. Lấy 1 lòng đỏ hột gà đánh tan, chế từ từ vào cháo. Múc cháo ra chén, để nguội, thêm dầu ăn vào khuấy đều.


2. Cháo gan gà - Khoai lang bí cho trẻ


Nguyên liệu:

Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)

Gan gà (hoặc gan heo): 30g (2 muỗng canh)

Khoai lang bí: 20g (1 miếng cỡ chiếc hộp quẹt)

Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

Nước mắm: Một ít


Cách làm:

Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút, nấu sôi với 1 chén nước đầy. Gan gà lạng hết màng xơ, băm nhuyễn. Khoai lang hấp chín, tán nhuyễn với vài muỗng nước cháo. Cho gan và khoai lang vào cháo chín, nấu sôi trong vòng 2 – 3 phút. Nêm ít mắm nhạt hơn khẩu vị của bạn. Cho hành ngò cắt nhuyễn nếu bé thích. Đổ cháo ra chén và thêm dầu ăn khuấy đều.


3. Súp cá hồi - Khoai tây


Nguyên liệu: Cá hồi phi lê có da

Khoai tây

Củ hành tây, hành ta, thì là, bột nêm, kem (cream),

Dầu ô liu, gia vị.


Cách chế biến:

Khoai tây xắt hạt lựu, hành tây, hành ta thái mỏng thoanh tròn, cá hồi thái khúc vừa ăn. Khoai tây cho nước vào luộc (lưu ý khi luộc khoai cần phải cho chút muối vào nồi), cho hành tây, hành ta vào nồi, giữ lại một ít, đợi sôi nêm gia vị, rồi để nhỏ lửa. Để chảo nóng, cho dầu ô liu, cho cá vào chảo rán với lửa lớn, không nên để quá chín, cá sẽ mất ngon, cho cá vào nồi khoai tây. Dùng chảo vừa nấu phi vàng 2 loại hành để dành rồi bỏ vào nồi súp. Cắt rau thì là thành khúc, cho vào nồi, nêm nếm và đợi sôi lại rồi tắt lửa.


4. Súp gà ngô ngọt


Nguyên liệu:

Lườn gà cả da: 50g, ngô ngọt: 30 g

Nước: 200ml

Nấm hương: 1 cái, mộc nhĩ: 1 cánh nhỏ

Trứng cút: 1 quả

Bột sắn: 1 thìa cà phê.


Cách chế biến:

Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở mềm, thái nhỏ hoặc băm sơ. Ngô xay nhỏ, thịt gà thái nhỏ rồi băm sơ, cho vào nước dùng xay nhuyễn, đun sôi trên bếp thì cho ngô ngọt vào. Sau đó cho tiếp nấm hương và mộc nhĩ, đun sôi lại rồi cho chút nước mắm vào. Quấy đều bột sắn với chút nước, cho vào nồi. Cuối cùng cho thêm lòng đỏ trứng cút đã đánh nhuyễn với chút nước, khi nồi súp sôi trở lại là được.


Những việc không nên làm:


- Cho bé ăn thức ăn thừa.

- Đun nấu quá lâu rau củ (vì sẽ hủy hết vitamin).


- Khi chế biến thức ăn với khối lượng lớn, đừng để nguội thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh (vì vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi). Đặt thức ăn nóng vào đĩa lạnh, đậy lại và cho vào tủ lạnh.

- Dùng nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật, bơ).

- Dùng nhiều muối.

- Dùng nhiều đường (ngọt, dễ hư răng).






0 Comments

Thực đơn tập cho bé ăn dặm

11/15/2014

0 Comments

 
Mỗi bà mẹ luôn có cho mình một bí kíp riêng để chế biến thực đơn cho bé ăn dặm sao cho vừa miệng nhất. Tuy nhiên, làm sao để xay thịt thật mịn, không bị vón thành cục,… thì không phải ai cũng biết. Dưới đây sẽ là một số bí kíp giúp mẹ chế biến thực đơn ăn dặm ngon hơn.


Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi


Chuối nghiền

Đây cũng là món ăn dành cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên. Chuối là loại quả quen thuộc vừa ngon lại vừa giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ.


Chất xơ trong chuối có tác dụng làm cho ruột bé hoạt động đều hạn chế biếng ăn ở trẻ, giúp phòng chống táo bón, đặc biệt là rất có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ. Trong chuối có đủ 8 loại axít amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tạo ra được, có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin.


Nguyên liệu: ½ quả chuối tiêu chín và 1 muỗng canh nước lọc hoặc sữa mẹ hoặc sữa công thức.


Cách chế biến: Nghiền chuối qua rây hoặc dùng máy xay, xay đến khi chuối mịn. Chuối khi được xay sẽ chuyển màu tím hay nâu nhạt là bình thường, bạn đừng nên lo lắng. Thêm nước nếu thấy cần để đạt được hỗn hợp lỏng đặc như mong muốn. Tốt nhất, bạn nên cho thêm sữa mẹ, sữa công thức mà bé đang uống thay vì nước lọc.


Cách làm bánh flan


Nguyên liệu

250ml sữa công thức pha như bình thường (hoặc sữa tươi đối với bé trên 1 tuổi)

1 quả trứng gà + 2 lòng đỏ trứng

3 muỗng canh kem tươi whipping cream

1 muỗng cà phê bột bắp

3 muỗng canh đường trắng để làm caramel.

1/2 quả chanh


Hướng dẫn

Bước 1: Cho đường và một ít nước vào nồi, thắng cho đến khi đường chuyển sang màu sậm hơn màu mật ong một chút thì các mẹ nhanh tay đổ vào khuôn để đường đông lại.

Bước 2: Sau đó, vắt vài giọt chanh vào mùi sẽ rất thơm và lạ.

Bước 3: Sữa các mẹ đun hơi lăn tăn, đừng để sôi rồi đổ vào hỗn hợp trứng vừa rồi, khuấy đều. Rót hỗn hợp trứng sữa vào khuôn. Dùng 1 cái rây để lược cho bánh được mịn đẹp.

Bước 4: Cho bánh vào hấp cách thủy, đun lửa vừa để bánh mịn màng không bị rỗ. Trong lúc hấp bánh khoảng 10 phút mở nắp nồi hấp bánh 1 lần, hấp khoảng 15 – 20 phút là chín bánh.


Bí đỏ nghiền

Đây là món ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Bí đỏ không những có màu sắc đẹp hấp dẫn với trẻ nhỏ mà bí đỏ còn có hàm lượng nước ít, lượng đường, tinh bột, vitamin A, vitamin C cao … rất tốt cho sự phát triển của bé yêu. Và hầu hết các bé đều thích bí đỏ bởi độ ngọt tự nhiên, mềm mượt của loại quả này.


Nguyên liệu: 1 quả bí đỏ nhỏ (khoảng 450g) 15ml nước hoặc sữa


Cách chế biến: Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, hấp chín mềm nhừ. Nếu trộn sữa với bí đỏ thì đun sữa với bí đỏ ở lửa nhỏ tới khi chín mềm. Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.


Cách làm này cũng có thể áp dụng với khoai lang mẹ nhé.


Cà rốt nghiền


Cà rốt là loại củ rất giàu beta-caroten, vitamin B, kali, canxi, coban và các chất khoáng khác. Chính vì vậy mà cà rốt đặc biệt rất tốt cho trẻ em, giúp phát triển trí não, thị lực và tăng khả năng miễn dịch cho bé.


Nguyên liệu: 450g cà rốt (khoảng 6 củ vừa), bào vỏ và cắt khoanh cỡ 1cm.


Cách chế biến: Cà rốt cho vào nồi hấp, hấp trong khoảng 20 phút hoặc đến khi cà rốt rất mềm thì lấy ra, giữ lại nước cà rốt tiết ra khi hấp. Sau đó cho cà rốt vào máy xay, xay nhuyễn, thêm phần nước hấp cà rốt vào từ từ đến khi đạt độ loãng/ đặc bạn mong muốn.


Nguyên tắc khi phối hợp thức ăn


Trẻ dưới 8 tháng tuổi không nên ăn các các loại đồ hải sản vì trẻ ở tuổi đó chưa đủ men tiêu hóa các loại thức ăn này.

Giữ nguyên tắc thực phẩm thuần nhất: Càng thuần nhất thì càng tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ví dụ, không nên kết hợp cá, tôm, cua… với các loại thịt, đặc biệt là thịt có màu đỏ. Nghĩa là chỉ cho trẻ ăn một loại đạm động vật trong bữa ăn.

Không nên thêm nhiều loại rau vào cùng một nồi cháo. Làm như thế là mẹ vô tình làm ‘hỏng’ vị giác của bé.

Tránh cho trẻ ăn nhiều chất xơ vì sẽ gây tiêu chảy do ruột bị kích thích quá nữa hoặc chất xơ ứ đọng lại trong ruột gây táo bón.

Phối hợp linh hoạt các loại đạm có nguồn gốc thực vật và động vật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tỷ lệ phối hợp tốt nhất là 50/50.

Đừng quên nguyên tắc 4 ngày đợi khi cho bé thử bất kỳ loại thức ăn mới nào.
0 Comments

    Categories

    All
    Cham Soc Be
    Mang Thai
    Thuc Don Cho Be

    Archives

    January 2015
    December 2014
    November 2014

    RSS Feed


Powered by Create your own unique website with customizable templates.