Mang thai & Chăm sóc bé
  • Mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Contact

Trổ tài nấu cháo lươn cho bé

1/31/2015

1 Comment

 
Lươn là một thực phẩm rất bổ dưỡng, đặc biệt với trẻ em. Một bát cháo lươn thơm ngon sẽ giúp bé bồi bổ sức khỏe. Thịt lươn có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí cao hơn hẳn tôm, cua, do đó thực đơn cho bé hàng tuần các mẹ nên cho chế biến món cháo lươn cho bé ăn dặm ít nhất 1 lần để bé phát triển kỹ năng toàn diện về thể chất và trí tuệ.


Cháo lươn nấu cải bó xôi

Món cháo lươn thơm phức, có màu xanh đẹp mắt này chắc chắn sẽ kích thích sự thèm ăn của các bé. Lươn và cải bó xôi cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể của trẻ. Món ăn này phù hợp làm thực đơn cho bé ăn dặm.

Nguyên liệu

Gạo: 30g

Thịt lươn nạc: 30g

Cải bó xôi: 30g.

Gia vị: dầu ăn tinh luyện, nước mắm, tỏi, hành lá, ngò.


Hướng dẫn

Bước 1: Gạo vo sạch, nấu nhừ thành cháo. Lươn làm sạch, cho vào cháo luộc chín, vớt ra, bỏ xương, lấy nạc. Cải bó sôi cắt nhuyễn.

Bước 2: Ướp lươn với chút nước mắm, rồi cho vào cháo đã phi tỏi thật thơm, xào sơ lươn cùng với cải bó xôi. Cho lươn và cải đã xào vào nồi cháo, trộn đều, đun sôi, thêm chút hành, ngò cắt nhuyễn.


Cháo lươn cà rốt

Nguyên liệu

Gạo tẻ 25g

Thịt lươn 10g

Cà rốt băm nhuyễn 20g

Dầu ăn 1,5 thìa cà phê

Nước mắm 1 thìa cà phê

Muối iot 1/4 thìa cà phê


Cách nấu cháo lươn cà rốt

Bước 1: Gạo nhặt sạch hết sạn, vo sơ để tránh mất các chất đạm bên ngoài.

Bước 2: Cho gạo vào nồi nấu chín mềm cùng với cà rốt băm để được một bát cháo đặc.

Bước 3: Lươn luộc hoặc hấp chín rồi gỡ thịt, xé nhỏ (xương của lươn các mẹ có thể xay rồi lọc lấy nước cho vào ninh để cháo ngọt hơn).

Bước 4: Cho dầu và hành phi thơm rồi cho lươn vào xào nêm chút nước mắm cho vừa và cũng để lươn không tanh.

Bước 5: Hòa cháo cà rốt trong 100 ml nước (khoảng 1/2 bát), nêm chút nước mắm hoặc muối cho vừa ăn, khuấy đều, rồi nấu sôi khoảng 7 - 10 phút.

Bước 6: Tắt bếp, cho thịt lươn vào đảo đều.

Để cháo hơi nguội (khoảng 2 phút) rồi thêm 1,5 thìa dầu ăn và cho bé ăn khi còn nóng ấm.


Cháo lươn khoai môn bổ dưỡng chăm sóc trẻ biếng ăn

Nguyên liệu:

- 200g thịt lươn.

- 100g gạo.

- 100g khoai môn đã được thái nhỏ.

- 1 thìa cafe hành tím.

- Rau mùi, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm, hành lá, hạt tiêu.


Chế biến cháo lươn khoai môn

- Mẹ hãy vo sạch gạo rồi nấu cháo với 1l nước rồi cho khoai môn vào nấu nhừ.

- Lươn lóc bỏ xương, thái miếng nhỏ, ướp 1 thìa café hạt nêm.

- Phi thơm hành tím với một thìa dầu ăn, cho thịt lươn vào xào cho tới khi săn và thơm.

- Tiếp đến là cho lươn vào nồi cháo, trộn đều. Mẹ thêm một thìa hạt nêm nữa và 2 thìa cafe nước mắm là được.

- Khi ăn mẹ nhớ cho ít hành lá và rắc một chút tiêu để món cháo thêm hấp dẫn nhé. Vậy là có một thực đơn cho bé ăn dặm hấp dẫn và lạ miệng. Các mẹ cùng thử nhé.




1 Comment

Mang thai tuần thứ 5

1/17/2015

1 Comment

 
Bước vào tuần thứ 5 kể từ khi nhận thấy những triệu chứng có thai đầu tiên. Lúc này, bé bắt đầu hình thành chiếc mũi, miệng và đôi tai xinh yêu; còn mẹ của bé thì bắt đầu có tâm trạng thất thường một cách… hoàn toàn bình thường. Hãy cùng tìm hiểu để có sự chuẩn bị thật tốt cho những tháng sắp tới nhé!


Thai nhi phát triển như thế nào?


Trong tuần này, bé sẽ bắt đầu thành hình chiếc mũi, chiếc miệng và đôi tai xinh yêu mà bạn sẽ muốn hôn suốt sau 8 tháng nữa. Nếu có thể nhìn được vào tử cung mình, bạn sẽ thấy một cái đầu to quá khổ cùng những điểm tối – chính là vị trí mà mắt và mũi bé đang hình thành. Đôi tai mới nhú của bé lúc này được đánh dấu bởi những điểm lõm nhỏ hai bên đầu; tay và chân của bé cũng đang nhô ra. Tim bé đang đập khoảng 100-160 nhịp/ phút – nhanh gần gấp đôi so với bạn – và máu bắt đầu lưu thông khắp cơ thể bé. Dựa vào nhịp tim các bạn có thể đoán giới tính thai nhi nữa đấy. Ruột của bé đang phát triển, các búp mô sẽ phát triển thành phổi đã xuất hiện, tuyến yên đang hình thành, phần còn lại của não bộ, cơ bắp và xương bé cũng vậy. Lúc này, bé dài khoảng 6mm.



Cụ thể bé đã phát triển như thế nào trong tuần thứ 5? Hãy điểm qua các sự kiện trong từng ngày nhé!


Ngày thứ 29: Tim bé đã đập bình thường từ ngày này, bơm một lượng máu nhỏ xíu xuyên suốt hệ mạch máu mới hình thành của bé.

Mẹ làm cho con: Nếu gia đình bố (mẹ) có tiền sử bệnh tim thì bạn hãy trình bày cho bác sĩ hoặc bà đỡ ngay trong cuộc thăm khám đầu tiên. Bằng cách đó, bác sĩ sẽ lưu tâm đến bất kỳ vấn đề nào đối với trái tim non nớt của bé.


Ngày thứ 30: Những phần tách biệt của não bé bắt đầu hình thành và tự phân loại.

Mẹ làm cho con: Tránh dùng aspirin, ibuprofen và bất cứ loại thuốc không thật cần thiết nào kể từ khi có triệu chứng có thai và trong suốt thai kỳ. Aspirin và thuốc kháng viêm đều liên quan đến nguy cơ sẩy thai và dị tật tim ở bé. Ibuprofen dùng trong giai đoạn cuối thai kỳ (3 tháng cuối) thậm chí còn rủi ro hơn vì chúng có thể dẫn đến cạn ối rất nguy hiểm. Nếu bạn cần giảm đau, hãy trung thành với acetaminophen hoặc hỏi bác sĩ để được kê các loại thuốc phù hợp cho thai phụ.


Ngày thứ 31: Thận của bé bắt đầu phát triển và chẳng bao lâu nữa sẽ sản xuất ra những giọt nước tiểu nhỏ li ti.

Mẹ làm cho con: Kiểm soát lượng caffeine (1 hoặc 2 tách / ngày) để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bé yêu. Tốt nhất là mẹ nên hạn chế chất caffeine ngay từ đầu thai kỳ. Một số nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa lượng caffeine cao trong thai kỳ và tình trạng bé sinh ra thiếu cân.


Ngày thứ 32: Cánh tay nhỏ xíu của bé và cái chân mới nhú đã rõ ràng hơn. Chỉ trong vài tuần nữa, bé sẽ có thể cử động được chân tay.

Mẹ làm cho con: Tránh ngủ với chăn điện trong suốt giai đoạn đầu của thai kỳ. Một số nghiên cứu chỉ ra sự liên quan giữa việc dùng chúng khi mới mang thai với nguy cơ sẩy thai và những dị tật ống thần kinh. Trong khi không ai chắc chắn về tác hại thực sự của loại chăn này, điện và từ trường từ chăn điện có thể làm tăng đáng kể thân nhiệt của bạn và đủ gây đe đọa để tránh sử dụng chúng.


Ngày thứ 33: Chậm rãi và chắc chắn, mũi và miệng dần thành hình trên khuôn mặt bé.

Mẹ làm cho con: Lúc này, bố mẹ đã có thể nghĩ đến việc đặt tên cho bé được rồi, hãy chọn ra một vài cái tên ưng ý cho bé trai và bé gái nhé!


Ngày thứ 34: Cơ quan sinh dục của bé bắt đầu hình thành. Các tế bào tạo thành trứng và tinh trùng trong cơ thể bé trai và bé gái đang tạo nên những bộ phận này theo cách riêng của chúng.

Mẹ làm cho con: Muốn biết giới tính thai nhi trong bụng là một sự tò mò hiển nhiên của các ông bố bà mẹ. Nhưng nhiều người lại thích dành bất ngờ này cho đến tận ngày sinh con. Hãy thảo luận với bạn đời về việc có nên biết giới tính của bé sớm hay không.


Ngày thứ 35: Hôm nay bé đã dài được 0.6cm rồi đấy.

Mẹ làm cho con: Vẫn còn những tranh cãi về việc ăn đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng có thể làm tăng khả năng bé bị dị ứng với đậu phộng. Để chắc chắn và an toàn thì tốt hơn hết là bạn hãy tránh xa đậu phộng trong 238 ngày còn lại của thai kỳ. Điều này càng quan trọng hơn nếu bố bé hoặc gia đình bên nội có tiền sử dị ứng với đậu phộng.


1 Comment

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sinh

1/14/2015

0 Comments

 
Những ai lần đầu mang thai thường nghĩ rằng sinh nở xong xem như đã trút được gánh nặng ngàn cân. Thực tế hoàn toàn ngược lại, "hành trình" thực sự chỉ vừa mới bắt đầu khi em bé chào đời. Chăm sóc em bé và mẹ sau sinh là một hành trình dài cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng, sự kiên nhẫn. Có rất nhiều phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc nghiêm trọng hơn là trầm cảm khi họ không có đủ kiến thức cũng như hiểu biết trong giai đoạn này. Cùng tìm hiểu những kiến thức chăm sóc sau sinh để mẹ và bé cùng khỏe mạnh nhé.


Thời gian cần thiết để cơ quan sinh sản hồi phục về cấu trúc và chức năng là 45 ngày. Sau đẻ 4-6 tháng, sức khỏe người mẹ mới coi là ổn định để có thể làm việc như trước. Muốn được như vậy, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vệ sinh sau đẻ, nghỉ ngơi, vận động và ăn uống. Khi đã hết nguy cơ chảy máu, sản phụ có thể vận động nhẹ nhàng giúp cho sự lưu thông sản dịch được dễ dàng, tránh ứ đọng, gây nhiễm khuẩn cơ quan sinh sản, tránh biến chứng viêm tắc tĩnh mạch sâu.


Nhu cầu về ăn uống: Tổng số calo cần bảo đảm khi cho con bú là 2.300-2.500 calo cho các bà mẹ sinh một con; 2.600-3.000 calo nếu sinh đôi. Vẫn nên tiếp tục ăn uống có chất lượng như khi đang có thai, đa dạng và cân đối. Chế độ ăn cân đối để phục hồi sức khỏe và giúp cho quá trình tạo sữa được tốt. Ăn bao nhiêu là đủ phụ thuộc vào sự ngon miệng, do đó nên ăn theo khẩu vị. Những loại thực phẩm sau đây có giá trị dinh dưỡng: thịt, hạt (đậu đỗ), các loại rau xanh, hoa quả (hoặc nước vắt chứ không phải nước hoa quả đóng chai), cơm, bánh mỳ, sữa, trứng, pho mai.


Chăm sóc phụ nữ sau sinh cần một chế độ ăn cũng cần đảm bảo đủ vi chất như sắt, kẽm, magiê, vitamin D, vitamin E và folic acid. Kẽm có trong thịt, trứng và ngũ cốc. Magiê có trong ngũ cốc, đậu đỗ, quả hạch. Vitamin E có trong mầm lúa mỳ, quả hạch, ngũ cốc và nhiều loại dầu. Thịt, trứng, bánh mỳ, ngũ cốc và mầm lúa mạch đều chứa nhiều chất sắt. Nhu cầu canxi khi cho con bú là 1,250mg (tương đương với khoảng một lít sữa tách bơ hay sữa đậu nành).

Cung cấp đủ lượng dịch: gồm nước và các loại dịch khác (nước vắt hoa quả, cháo loãng, sữa không kem...). Lượng dịch tổng thể từ 2-2,5 lít/ngày. Nếu các bà mẹ thấy nước tiểu của mình sẫm màu, cần tăng thêm lượng dịch uống.


Vận động: Tránh vận động nhiều, ít nhất là 6 tuần lễ sau đẻ. Trước khi vận động, nên làm cho hai bầu vú hết sữa vì vận động mạnh hai cánh tay có thể làm dòng sữa tiết ra. Tránh vận động thể thao nặng trong 2 tháng đầu sau đẻ vì dễ có nguy cơ gây chấn thương cho khớp. Bơi có lợi vì khớp, vú và sàn chậu được nước nâng đỡ.


Vệ sinh: Sau 3 ngày kể từ khi đẻ, sản dịch chỉ còn màu hồng, sau 10 ngày chỉ còn dịch vàng. Chỉ cần rửa ngoài bằng nước và xà phòng, không rửa sâu vào âm đạo. Ngày rửa 2 lần là đủ, kể cả khi có vết khâu tầng sinh môn. Tắm ở nơi ấm áp, kín gió không chống chỉ định sau đẻ.



Sau sinh nên kiêng những gì?

- Không có căn cứ khoa học nào để kiêng tôm, cua, cá - những thứ có nhiều vi chất (kẽm, iod, canxi...), chỉ tránh khi gây dị ứng hay rối loạn tiêu hóa cho người ăn.

- Tránh hay hạn chế cà phê: vì nhiều quá làm cho trẻ quấy nhiễu.

- Rượu và đồ uống có độ cồn: nếu dùng đồ uống có độ cồn thì nên cho bú trước đã, sau khi uống rượu cũng cần phải đợi 1-2 giờ mới cho bú lại.

- Tránh hút thuốc lá: chất nicotin và các sản phẩm giáng hóa của nó có thể đi vào sữa và có thể làm cho trẻ tăng nhịp tim, quấy khóc, nôn và tiêu chảy, còn ảnh hưởng đến sự thèm ăn và ngon miệng của mẹ. Hút thuốc lá chủ động hay bị động (ngửi khói thuốc lá) có thể tăng nguy cơ trẻ bị hội chứng đột tử và tăng nhiễm khuẩn đường hô hấp và tai, dù trẻ được nuôi dưỡng bằng cách nào. Thuốc lá còn có thể ảnh hưởng đến sự xuống sữa (phản xạ tiết sữa) và có thể giảm lượng sữa.

- Tránh một số gia vị gây kích thích và tiết qua sữa: hành, tỏi, ớt, hồ tiêu.

- Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 45 ngày sau đẻ. Sau thời gian đó, có thể sinh hoạt khi cả hai vợ chồng đều cảm thấy cần thiết.
0 Comments

11 Món đồ chơi tốt cho sự phát triển của trẻ

1/10/2015

0 Comments

 
Bạn thường nghĩ đồ chơi cho con, biết bao nhiêu là đủ. Những trò chơi trong nhà sẽ rất có ích cho trẻ nhỉ  .Quả là vậy, bạn có thể mua cho con rất nhiều đồ chơi nhưng cuối cùng chưa chắc đã đủ, bởi mỗi món đồ chơi đều đi kèm tính năng khác nhau để hỗ trợ sự phát triển kỹ năng của bé.


1. Gương baby an toàn

Trẻ sơ sinh sẽ tìm thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình trong chiếc gương này một cách rất thú vị. Nếu để ý, bạn có thể thấy bé 4-5 tháng tuổi đã biết mỉm cười với chính mình trong gương, bé sẽ áp sát mặt vào gương, đưa tay sờ mắt, mũi, tóc tai của mình... Đó cũng là những khám phá mới mẻ cho bé.


2. Đồ chơi có nhạc hoặc âm thanh vui nhộn

Chăm sóc em bé ,để xoa dịu khi bé khóc, khi bé đi ngủ hoặc bất cứ lúc nào bạn cần cho bé 1 sự tập trung.


3. Đồ treo nôi

Chúng khuyến khích em bé của bạn thích thú hơn với việc cầm nắm, với lắc món đồ chơi này để đón nhận những âm thanh vui tai hay những chuyển động đầy màu sắc.


4. Đồ chơi bằng vải

Những món đồ chơi này mềm mại, có màu sắc hấp dẫn, hình dáng và chất liệu bằng vải dễ dàng khuyến khích bàn tay bé nhỏ của trẻ sơ sinh khám phá.


5. Đồ chơi vận động

Chăm sóc bé bằng những đồ chơi có sự tự di chuyển vừa phải (có thể lắc lư hoặc lăn nhẹ), bạn đặt chúng trước mặt con nhằm giúp bé tiếp cận và khuyến khích bé trườn tới với lấy đồ chơi khi bé đã biết lật.


6. Đồ ngậm nướu

Làm giảm áp lực lên nướu răng đang sưng đau của bé và còn là một món đồ chơi dễ cầm nắm.

Những món đồ bằng vải dễ cho bé cầm nắm và cũng hữu dụng khi

bé cần thỏa mãn cơn ngứa nướu răng.


7. Đồ chơi để mang đi: đủ nhỏ để để bạn có thể cho vào trong túi đồ và mang theo khi đưa bé đi chơi xa nhà.


8. Thú nhồi bông: vừa rất dễ thương vừa cho một số em bé cảm giác an toàn.


9. Sách vải

Những cuốn sách thật đặc biệt vì vừa dạy bé học, vừa có màu sắc hấp dẫn cho sự khám phá của bé và lại rất "bền bỉ" cho dù bị bé nhai, gặm, làm ướt….


10. Hoạt động trung tâm

Đó có thể là bất cứ gì, từ chiếc thùng giấy, giỏ nhựa, chiếc xe đồ chơi kích thước to… miễn sao có thể để bé vào ngồi, thêm 1 vài thứ đồ chơi nhỏ vào nữa là đủ để tạo cho bé 1 không gian riêng rất hấp dẫn rồi.


11. Đồ gia dụng

Nghe có vẻ “kỳ” nhưng chỉ cần chiếc ly nhựa, 1 chiếc ô (dù), tô, chén nhựa hoặc các đồ dùng bằng gỗ… cũng có thể trở thành đồ chơi vui thú cho bé rồi.


Những cách chơi khác cũng rất tốt cho sự phát triển của trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng


Đẩy đồ chơi:

Cũng như việc luyện tập với chiếc xe tập đi, việc bé đẩy món đồ chơi đi khắp nhà cũng là một cơ hội để bé đi bộ, tập cho đôi chân vững vàng hơn.


Lựa chọn hình dạng:

Chơi với các món đồ chơi có nhiều hình dạng khác nhau là một thách thức hoàn hảo để giúp bé phát triển nhận thức

Xếp chồng: Trẻ nhận được những kỹ năng thuần thục hơn khi biết xếp chồng đồ chơi lên và gỡ chúng xuống.


Xô và xẻng: Làm đầy lên và đổ đi cũng là một dấu ấn nhận thức với nhóm tuổi này.

Mách nhỏ Dù bé của bạn đang chơi với các con thú nhồi bông hoặc xếp chồng các khối với nhau, nhưng nếu bé có vẻ buồn chán, quấy khóc, mệt mỏi thì bạn nên cho bé dừng lại. Bởi đó là cách bé nói cho bạn biết đã đến lúc bé không muốn chơi nữa.


Để giữ cho bé luôn thấy mới mẻ và thú vị với đồ chơi cũ và để bạn không phải tốn quá nhiều tiền để mua đồ chơi mới, bạn nên "xoay tua" đồ chơi thường xuyên: Chia số đồ chơi mà bé hiện đang có thành 3 phần, giấu đi 2 phần, sau đó cứ 2 tuần 1 lần bạn lại đem phần đồ chơi đã giấu ra rồi cất số đồ bé đang chơi đi. Cứ như thế, bạn giúp bé luôn có cảm giác mới mẻ với tất cả đồ chơi có trong nhà.




0 Comments

11 Món đồ chơi tốt cho sự phát triển của trẻ 

1/10/2015

0 Comments

 
0 Comments

Cùng bé vui chơi và học hỏi

1/6/2015

0 Comments

 
Việc dành thời gian chơi đùa, trò chuyện với con sẽ giúp bạn có cái nhìn thú vị hơn về cuộc sống của chính mình, cũng như hỗ trợ con tốt hơn trong quá trình phát triển kỹ năng sống.

Đôi khi những giờ nghỉ ngơi, chơi đùa cùng con chính là dịp để bạn đem đến những bài học vỡ lòng sâu sắc và ý nghĩa nhất cho con.


Tập lật cùng con

Một số bé khá thích "trò chơi" này, một số lại không. Dù vậy, con bạn luôn phải trải qua khoảng thời gian tập lật để có thể phát triển kỹ năng đến các giai đoạn khác. Việc cố gắng lật bụng xuống sàn nhà và hoạt động chủ yếu cơ cổ, tay và chân là bước đệm quan trọng để một em bé bắt đầu ngồi, lết và bò.


Vị trí khi tự lật úp người lại này khá mới lạ nên không tránh khỏi bé có thể khóc nhè. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, bé sẽ mau quen dần với trạng thái này và chuyển hướng tập trung vào hoạt động tay chân thôi. Sau khoảng 2 tháng tuổi, bạn có thể hỗ trợ con tập lật bụng, nâng đầu bé bằng cách nằm sát cạnh bé, hoặc cho con nằm trên bụng bạn, vuốt ve và trò chuyện cùng con.Ngoài ra bạn có thể giúp con duy trì thời gian lật tốt hơn bằng cách đặt nhiều món đồ chơi xung quanh bé hoặc hát hò, tạo nhiều âm thanh thu hút sự chú ý để bé vận động các cơ và giác quan nghe nhìn. Lưu ý đặt bé lên nơi bằng phẳng, êm ái và luyện tập từ từ với thời gian tăng dần từ 2 - 5 phút mỗi lần bạn nhé.


Bé vui ca hát

Không cần phải nói, bạn cũng biết về vai trò âm nhạc đối với thai nhi ngay từ khi trong bụng mẹ đến khi ra đời rồi phải không? Từ lời ru ầu ơ mỗi trưa hè của mẹ, hay những ca khúc thiếu nhi khiến con nhún nhảy, âm nhạc kích thích sự phát triển khả năng ngôn ngữ và sáng tạo nghệ thuật, cũng như giúp bé nuôi dưỡng một tâm hồn nhạy cảm, trong sáng.


Bạn có thể sử dụng âm nhạc để hưởng ứng trạng thái của con - với ca khúc vui tươi sông động sẽ giúp bé thích nhún nhảy, hoạt động tay chân hơn; còn khi bé mệt và buồn ngủ thì những bản nhạc nhẹ nhàng mau chóng đưa bé vào giấc ngủ dễ dàng. Nghe nhiều một ca khúc quen thuộc, bé sẽ có phản xạ hát theo, và như thế nhanh biết nói và vốn từ phát triển hơn. Bạn còn có thể chọn những bài hát đơn giản, dễ thuộc để dạy con các kiến thức cơ bản khác như nhận biết ông bà, cha mẹ, tập đếm, tập đánh vần... bé sẽ tiếp thu nhanh và hiệu quả mà không nhàm chán.Nếu được, bạn hãy cho con tiếp xúc sớm với các nhạc cụ (hoặc bạn tự tạo ra các nhạc cụ đơn giản) như trống, kèn để giúp bé thỏa sức vui chơi và hát hò. Biết đâu con bạn sẽ trở thành Mozart trong tương lai thì sao?


Vẽ và cắt dán, xếp hình

Một "trò vui" cùng con nữa, đó chính là việc vẽ vời và cắt dán, xếp hình theo ý thích và khả năng sáng tạo. Bạn cho con tiếp xúc với nhiều hình dáng của đồ vật khác nhau, dạy bé nhận biết chúng và vẽ lại, ngoài ra việc tiếp xúc với màu sắc sẽ giúp khả năng thị giác, phán đoán cũng như sáng tạo của bé tốt hơn.Tuy nhiên bạn cần lưu ý lựa chọn những dụng cụ, phẩm màu phù hợp, không độc hại cho bé; để các vật dụng có đầu nhọn, sắc bén xa tầm tay bé; luôn ở bên quan sát con để tránh bé cho vật lạ vào mồm và mắt.


Không khó kết hợp nhiều bài học nhỏ lẻ vào các trò chơi thú vị cùng con, như tập nói, tập phát âm từ, nhận mặt cha mẹ... đúng không bạn? Vậy hãy cầm "một vé về tuổi thơ" với con đi nào, con bạn sẽ được hỗ trợ rất nhiều trong những bước đầu phát triển kỹ năng, còn bạn sẽ được trải nghiệm lần nữa niềm vui tuổi thơ song song với niềm hạnh phúc được làm mẹ. Chúc ngôi nhà của bạn luôn ấm áp và rộn vang những tiếng cười trẻ thơ!




0 Comments

    Categories

    All
    Cham Soc Be
    Mang Thai
    Thuc Don Cho Be

    Archives

    January 2015
    December 2014
    November 2014

    RSS Feed


Powered by Create your own unique website with customizable templates.